image banner
TẬP THỂ CB-GV-NV TRƯỜNG THPT ĐỒNG XOÀI QUYẾT TÂM "ĐỔI MỚI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC,ĐÁP ỨNG MONG ĐỢI CỦA CMHS VÀ HỌC SINH"


Thống kê truy cập
  • Đang online: 11
  • Hôm nay: 707
  • Trong tuần: 11 832
  • Tất cả: 10853464
Ngoại khóa tổ Toán – Tin chủ đề: “Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”

Chúng ta thường nói tới thuật ngữ bản sắc văn hóa và mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Thế nào là bản sắc văn hóa vẫn là vấn đề trừu tượng với nhiều người; còn làm thế nào để giữ gìn bản sắc văn hóa là một vấn đề không dễ dàng khi đứng trước hội nhập kinh tế trên thế giới ngày càng sâu rộng.

Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên cái đặc thù của một dân tộc. Nó được hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, được đúc kết từ kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn bó máu thịt với con người. Nó tồn tại tự nhiên không thể ép buộc nhưng đòi hỏi phải biết giữ gìn, bảo lưu. Nó có thể được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người.

Thế giới ngày càng vận động theo xu hướng hội nhập. Ảnh hưởng và giao lưu văn hóa ngày càng mạnh mẽ. Ngày nay chúng ta không thể không tiếp nhận văn hóa thế giới bởi lẽ nếu không tiếp nhận văn hóa thế giới thì tình trạng lạc hậu, chậm phát triển càng thêm trầm trọng và nặng nề. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự trường tồn của một dân tộc Và như Cố Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói: Văn hóa còn thì dân tộc còn, mất văn hóa là mất tất cả”. Vì vậy, mỗi người cần có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc ta. Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ, thanh niên càng cần có sự hiểu biết nhất định về văn hóa dân tộc và việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đối với sự phát triển toàn diện của đất nước trong thời đại mới nói chung và bản sắc văn hóa dân tộc của Bình Phước nói riêng nên trong năm học 2018 – 2019 này Tổ Toán – Tin trường THPT Đồng Xoài đã tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ đề: “Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc” để giúp các em hiểu hơn về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, Đồng thời nhắc nhở học sinh có thái độ, nhận thức đúng đắn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại mới thông qua các hoạt động trong buổi ngoại khóa, cụ thể như sau:

Phần thứ 1: Trò chơi “Đoán hình bắt chữ”:

Phần thứ 2: Phần thi “Ai nhanh hơn”

Phần thứ 3: Phần giao lưu với khán giả:

Phần thứ 4: Phần thi “Ai? Là gì?” 


            

(MC Tuấn Anh và Minh Anh dẫn chương trình ngoại khóa).

Ở phần thi thứ 1, những trang sử oai hùng, vẻ vang nhưng không kém phần khốc liệt của Quân và dân ta tại Tỉnh Sông Bé này là Tỉnh Bình Phước đã được tái hiện lại qua các hình ảnh và các phần trả lời của các em học sinh trường THPT Đồng Xoài.  Như lịch sử của “Mộ 3000 người ở Thị Xã Bình Long”, Khu căn cứ “Tà Thiết – Lộc Ninh” hay “Chuồng cọp – Bà Rá – Phước Long”, …

 

(Mộ 3000 người – Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc Gia ở Thị Xã Bình Long – Bình Phước)

 

( Khu căn cứ Tà Thiết – Lộc Ninh – Bình Phước)

 

(Nhà tù Bà Rá – “Chuồng cọp” thời kỳ chống Pháp – TX. Phước Long – Bình Phước)

Qua đây, giáo dục các em về tình yêu quê hương, đất nước của Dân tộc ta từ xa xưa tới nay và vẫn còn nguyên giá trị. Nó là một phần quan trọng trong bản sắc dân tộc Việt Nam mà với mỗi người dân Bình Phước cần khắc ghi và gìn giữ.

Nếu như ở phần thi thứ nhất đưa chúng ta trở về với lịch sử vẻ vang của dân tộc thì ở phần thi thứ hai sẽ dẫn chúng ta tìm hiểu những món ăn đặc sản của Dân tộc, đặc biệt là những món đặc sản của Bình Phước. Thông qua phần thi này như muốn nhắn nhủ chúng ta hãy biết giữ gìn và phát huy những món ăn đặc sản ấy cũng chính là chúng ta đang giữ gìn những đặc trưng rất riêng của từng vùng miền, của Dân tộc mà không phải nơi nào cũng có thể có được.

 

Ở phần thi thứ 3 đã giúp cho các em hiểu được bản sắc văn hóa của từng dân tộc trên địa bàn Tỉnh Bình Phước thông qua những lễ hội lớn của như:

Lễ hội đâm trâu của dân tộc S’ Tiêng, Khơ me và các đồng bào dân tộc trên Tây Nguyên

 

Lễ hội cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên
                                

                          Hay lễ cúng cơm mới của dân tộc S’Tiêng, dân tộc Tày, ..         
                     

Lễ hội tết Chol Chnam Thmay của dân tộc Khơ me, …

            

Phần thi thứ 4, có lẽ là phần thi được các em học sinh mong đợi nhất. Bởi đây là phần thi trình diễn thời trang của một số dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Thông qua phần thi này các em hiểu hơn được nguồn gốc, xuất sứ của những trang phục mà mỗi dân tộc họ mang trên mình. Đó là nét văn hóa riêng, nét đặc trưng của mỗi dân tộc tạo nên sự đa dạng văn hóa trong  văn hóa tổng thể 54 dân tộc của Đất nước ta.

 


Với mỗi phần thi đã tạo nên sự gay cấn, hào hứng cho người xem và mang lại những ý nghĩa riêng, những thông điệp nhất định đối với học sinh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đã góp phần quan trọng tới việc giữ gìn và bảo Vệ Tổ Quốc Việt Nam, góp phần tạo sự phát triển cả thế và lực của dân tộc ta trong thời kỳ công nghệ 4.0 này.

Lê Lý – Tổ Toán - Tin

1 2