Bài viết tuyên truyền kỷ niệm 112 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910-8/3/2022) và 1982 năm ngày Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng
TUYÊN TRUYỀN KỈ NIỆM
112 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ (8/3/1910-8/3/2022)
VÀ 1982 NĂM NGÀY KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
Một tháng ba nữa lại về trong không khí ngập tràn những
sắc xuân của năm Nhâm Dần 2022. Đất nước vào xuân hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp và thành
công mới đang chờ đợi chúng
ta.
Cứ
đến ngày 8/3 hàng năm, phụ nữ trên toàn thế giới lại được cả nhân loại
tôn vinh. Hãy cùng ôn lại lịch sử của ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 để hiểu thêm về ngày này.
Lịch
sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong
trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỳ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân
ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của
họ tại thành phố New York. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân
Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được
một số quyền lợi. Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng
lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã
hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909.

Tuy nhiên, đến ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc
tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước
đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin, phụ nữ Đức,
đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh
trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ
nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm việc 8
giờ”, “Việc làm ngang nhau”, “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.Từ đó, ngày 8/3 hàng
năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là
biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc
lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của
phụ nữ và nhi đồng.
Ở nước ta, ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc Khởi nghĩa Hai Bà Trưng –
hai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ
nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt.
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa. Lời hịch thiêng
liêng “Đền nợ nước, trả thù nhà” đã nhận được sự hưởng ứng của các Lạc hầu, Lạc
tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ
nữ tham gia khởi nghĩa như bà Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng), bà Lê Chân (Hải
Phòng), bà Bát Nàn (Thái Bình), bà Lê Thị Hoa (Thanh Hóa), bà Thánh Thiên (Hà Bắc)…
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng khắp nơi. Trong một thời
gian ngắn, dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà, nghĩa quân đã đập tan chính
quyền đô hộ. Tên tướng đô hộ là Tô Định phải cải trang bằng cách cắt tóc, cạo
râu tìm đường tẩu thoát về nước.
Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm vua. Bà lên
ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (huyện Mê Linh – tỉnh
Vĩnh Phúc ngày nay).
Năm 42, nhà Hán lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà lại một lần nữa
ra quân, phất cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa lần này chỉ kéo dài được 2 năm do
thế và lực của ta và địch chênh lệch quá lớn. Hai Bà đã dũng cảm chiến đấu và
hy sinh anh dũng để giữ tròn khí tiết của mình, bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc.
Mặc dù chỉ giành độc lập trong thời gian ngắn
nhưng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một bản anh hùng ca bất diệt,
thể hiện ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần dân tộc cao cả. Cuộc khởi nghĩa Hai
Bà Trưng còn là một minh chứng cho sức mạnh lớn lao, khả năng dồi dào của người
phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trang sử oanh liệt
này sẽ mãi mãi được lưu truyền cho muôn đời con cháu mai sau.
Hàng năm, vào ngày 6 tháng 2 âm lịch là ngày giỗ hay là lễ hội tưởng nhớ Hai BàTrưng. Hai Bà Trưng
được coi là anh hùng dân tộc của Việt Nam, và được thờ cúng tại nhiều đền thờ,
trong đó lớn nhất là Đền Hai Bà Trưng ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và đền Hai Bà
Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội - quê hương của Hai
Bà.
Tiếp
bước truyền thống của những trang sử vàng, phụ nữ Việt Nam đã có biết bao tấm
gương sáng ngời với những phẩm chất cao quý về lòng trung thành với Tổ quốc, về
tinh thần hy sinh dũng cảm, họ đã khẳng định rằng, phụ nữ Việt Nam mềm nhưng
không yếu. Họ đã sát cánh với phái mạnh để đem lại những ngày huy hoàng của
lịch sử dân tộc trong đó có những tấm gương đã hóa thành những tượng đài bất tử
trong tâm hồn mỗi người dân Việt. Đó là Mẹ Suốt, là các chị Nguyễn Thị Minh
Khai, Võ Thị Sáu, Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Thị Định và biết bao nữ anh hùng, liệt
sỹ đã để lại tuổi thanh xuân trong mưa bom bão đạn, để tâm hồn thơm thảo hóa
thành nắng gió hòa bình của ngày hôm nay. Tên tuổi của các chị mãi mãi được
khắc ghi trong lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng của dân tộc và luôn gắn
liền với lịch sử của phong trào phụ nữ Việt Nam. Bác Hồ đã ngợi ca “phụ nữ ta chẳng tầm thường, đánh Đông, dẹp Bắc,
làm gương để đời”.
Mẹ Suốt
Võ
Thị Sáu
Chúng ta đang bước vào những ngày tháng Ba, tháng của hoa hồng và phụ nữ.
Cũng trong dịp này cách đây 112 năm trước tại Thành phố Chicago đã vang lên tiếng
nói của sự bình đẳng, tiến bộ và nhân văn cho phụ nữ và trẻ em, đến nay tiếng
vang đó vẫn là lời nhắc nhở chưa bao giờ đủ đối với lương tri cộng đồng và chức
trách xã hội. Và 69 năm sau đó, ngày 18/12/1979, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã
phê chuẩn Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, đó như
một tuyên ngôn nhân quyền quốc tế dành cho phụ nữ. Mà trong đó phụ nữ và nam giới
có cơ hội bình đẳng để tiếp cận, sử dụng các nguồn lực để phát triển tiềm năng
của mình, vì bản thân, gia đình và xã hội.
Có thể
nói trong lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, phụ nữ Việt
Nam đã lập nên bao kì tích, góp phần quan trọng trong sự nghiệp chấn hưng,
trường tồn dân tộc. Chúng ta có quyền tự hào về những người con gái kiệt xuất
viết nên trang sử vàng cho non sông gấm vóc. Thực tế lịch sử đã chứng
minh, trên mọi lĩnh vực hoạt động từ miền ngược đến miền xuôi, từ nam chí bắc,
các tầng lớp phụ nữ, các lứa tuổi, các dân tộc luôn khẳng định vai trò của
mình. Các mẹ, các chị là những chiến sĩ kiên cường chống giặc ngoại xâm, là
người lãnh đạo cần cù, thông minh và sáng tạo, Là người chủ gia đình diụ hiền,
đảm đang, trung hậu, là người sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh
hùng.
Kỷ niệm 112 năm ngày Quốc tế
phụ nữ (8/3/1910-8/3/2022) và 1982 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, thầy cô và trò
Trường THPT Đồng Xoài trong năm học 2020- 2021 đã đạt được nhiều thành tích cao
trong công tác dạy và học. Đặc biệt là giáo viên nữ, trong năm học vừa qua nhiều
cô được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen như: cô Vũ Thị Dung Chủ tịch Công
đoàn, cô Lê Huỳnh Bội Ngọc Tổ trưởng tổ Anh, cô Đặng Thị Huyền TT tổ Sinh, Cô Nguyễn Thị Minh Lệ Tổ phó tổ Văn….Và nhiều cô giáo
được Bộ GD ĐT tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp GD như: Cô Lê Thị Thu Thủy, cô
Phạm Thị Thanh Bình, cô Nguyễn Thị Thu Ngân...
Các em học sinh của trường
nói chung và các em học sinh nữ nói riêng cũng không ngừng học tập thi đua.
Trong số đó có những em đạt thành tích rất cao trong học tập, trong các phong
trào và được đứng vào hàng ngũ của Đảng như em: Nguyễn Thị Lợi lớp 12TN1; Phạm
Thị Kim Phúc 12TN2; Phạm Phương Xuân 12C.
Và một lần nữa chúng ta hãy cùng tôn vinh, cảm ơn công lao to
lớn của các bà, các mẹ, các cô, đặc biệt các cô giáo của trường ta...
Kỷ niệm 112 năm ngày Quốc tế
phụ nữ (8/3/1910-8/3/2022) và 1982 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng thầy và trò
trường THPT Đồng Xoài đã có rất nhiều hành động thiết thực để phụ nữ Việt
Nam nói chung, những người phụ nữ mà mình yêu quý nói riêng ngày càng có nhiều
điều kiện để thành đạt hơn, đảm đang hơn, tự tin hơn và xinh đẹp hơn.
Chúc tất cả cô giáo, các em học sinh nữ của trường có thật
nhiều niềm vui, hạnh phúc trong ngày lễ đầy ý nghĩa này.
Từ
Hữu Quang- PBT Đoàn trường.