image banner
TẬP THỂ CB-GV-NV TRƯỜNG THPT ĐỒNG XOÀI QUYẾT TÂM "ĐỔI MỚI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC,ĐÁP ỨNG MONG ĐỢI CỦA CMHS VÀ HỌC SINH"


Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 451
  • Trong tuần: 12 964
  • Tất cả: 11186788
Bài viết tuyên truyền ngày Lễ giỗ tổ Hùng Vương 10/03

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

“Dù ai đi ngược về xuôi

 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”

anh tin bai

        Ngày 10 tháng 3 hàng năm như một dấu ấn đồng điệu trong tư tưởng, tâm hồn của người Việt Nam. Ngày mà nhân dân cả nước hướng về và đến lễ bái để tưởng nhớ công lao các bậc Thánh Tổ. Ngày Giỗ Tổ đã trở thành một lễ hội quốc gia, được lưu truyền qua hàng ngàn năm lịch sử dân tộc.

        Trên lưu vực các dòng sông lớn: sông Hồng, sông Mã, sông Cả tương ứng với khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, nhà nước sơ khai Văn Lang ra đời (TK VII - III TCN) trên cơ sở nền văn hóa Đông Sơn. Trải qua 18 đời vua Hùng, Nhà nước Văn Lang - nền văn minh đầu tiên với nhiều thành tựu tiêu biểu về tổ chức nhà nước, hoạt động kinh tế, đời sống vật chất - tinh thần phong phú. Những thành tựu ấy như những viên đá tảng đặt nền móng cho tâm hồn, tư tưởng, ý thức dân tộc Việt.

         Theo dòng lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vương dù được tổ chức dưới hình thức sơ khai nhất cũng đã cách ngày nay hơn 2.000 năm có lẻ. Bắt đầu từ An Dương Vương - Thục Phán dựng cột đá trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để thề: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam đựợc trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”.

anh tin bai            Thời Hồng Đức, năm thứ nhất (1470); Bằng việc hàn lâm viện Trực học sĩ Nguyên Cố soạn “Ngọc phả cổ truyền về mười tám đời Thánh Vương Triều Hùng” thì vị thế Đền Hùng thờ các Vua Hùng được xác lập vững vàng trên nền tảng pháp lý của Nhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam.

Đầu thế kỉ XX, năm 1917 khi Tuần phủ Phú Thọ - Lê Trung Ngọc đề xuất lấy ngày làm ngày giỗ chung cho các Vua Hùng thì ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp. Thay vì ý thức hệ tâm linh và truyền thống văn hóa dân tộc.

       Tháng 12/2012, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng của dân tộc Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự công nhận của thế giới trước tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính là sự đánh giá tầm quan trọng bậc nhất việc một dân tộc luôn biết gìn giữ văn hóa nguồn cội trong “vòng xoáy” hội nhập, đó là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

anh tin bai

Cứ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hàng năm người dân ở khắp mọi miền đất nước dâng lên vua Hùng những sản vật tiêu biểu của văn hóa truyền thống, đó là bánh chưng, bánh dày, xôi nhiều màu…

Hoạt động tổ chức lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng cùng các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ghi nhớ và tôn vinh công lao dựng nước của Tổ tiên và cội nguồn dân tộc là một ý thức đạo đức, là bổn phận của mỗi người. Niềm tin vào tổ tiên và sức mạnh của dân tộc là điểm tựa tinh thần rất thiêng liêng.

Kế tục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22/SL ngày 18/02/1946, quy định công chức được nghỉ hưởng lương vào ngày Giỗ Tổ. Năm 1946, Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng dâng lên tổ tiên một tấm bản đồ Tổ quốc và một thanh gươm quý, cầu mong quốc thái dân an, đất nước vững bền.

       Ngày 19/9/1954, trước khi tiếp quản Thủ đô Hà Nội, Tại Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng (thuộc núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), gặp gỡ cán bộ Đại đoàn Quân Tiên phong Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Bác cháu ta gặp nhau ở đây trong tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa. Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước…” Lời dạy ấy đã trở thành kim chỉ nam cho bao thế hệ nối tiếp.

anh tin bai

        “Uống nước nhớ nguồn” đạo lý ấy thấm sâu trong tư tưởng tâm hồn của dân tộc ta. Phẩm chất cao quý ấy được hun đúc, kế thừa và phát huy qua mỗi thế hệ.

       Ngày 10 tháng 3, chúng con những người dân Việt Nam nói chung, tập thể sư phạm trường THPT Đồng Xoài nói riêng thành kính tưởng nhớ, dâng lên các bậc tiền bối những cố gắng nỗ lực, những thành tích quý báu và xin hứa sẽ kiên trì bền bỉ vì mục tiêu giáo dục mà Nhà trường đã quyết tâm đề ra.

                                                           TP CM: Mai Thị Phương   

1 2 3 4 5  ...