Kim dạ nguyên tiêu nguyệt
chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ
tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân
sự,
Dạ bán quy lại nguyệt mãn
thuyền
( Hồ Chí Minh - 1948)
Bản dịch:
Rằm xuân lồng lộng trăng
soi
Sông xuân nước lẫn màu
trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc
quân
Khuya về bát ngát trăng
ngân đầy thuyền
(
Xuân Thủy)
Tết Nguyên
tiêu lại về, nhìn lên bóng trăng tròn vành vạnh chúng tôi không khỏi bồi hối
nhớ đến bài thơ của Bác ra đời cách đây đã 68 năm..
Khi biết kế hoạch tổ chức Ngày thơ
Việt Nam tại thị xã Đồng Xoài năm nay, tôi đã hào hứng cùng với bạn bè, đồng nghiệp, giáo viên Tổ Ngữ văn và
các em học sinh yêu thơ đến tham dự Tết nguyên tiêu tại Trung tâm Văn hóa Tỉnh
diễn ra vào đêm 22/2/2016 (tức đêm
15/1/2016). Tôi đến sớm hơn dự định để được lắng nghe, cảm nhận cái hay, cái
đẹp của thơ, của nhạc. Khép lại đêm thơ, trong tôi dâng trào bao cảm xúc khó
tả. Đó là cảm xúc lâng lâng của một người yêu thơ được nghe, được xem, được
rung lên những cảm xúc tự hào về một Đồng Xoài xinh đẹp, đằm thắm và còn chút
gì đó hoang sơ và đầy bí ẩn.
( Đánh trồng
khai hội đêm Thơ nguyên tiêu )
Với
chủ đề “Đón xuân - mừng Đảng”, đêm thơ đã được Ban tổ chức chương trình lựa
chọn, sắp xếp các tiết mục Thơ - Nhạc biểu diễn phù hợp, tạo không khí khi lắng
đọng, lúc sôi nổi. Khán giả được hòa mình trong những thi phẩm viết về Tổ quốc
nói chung, về đất nước và con người Đồng Xoài nói riêng.
(Lãnh đạo Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy, Sở VH-TT&DL, Hội VHNT tỉnh tiến hành nghi thức khai mạc đêm
thơ)
Tại
Đêm thơ Nguyên tiêu, 16 bài thơ, bài hát ca ngợi về tình yêu quê hương đất
nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, thiên nhiên và con người Bình Phước đã được các nhà
thơ, văn nghệ sĩ trong tỉnh phổ nhạc và thể hiện một cách sinh động qua cách
ngâm thơ truyền thống, đáp ứng và thỏa lòng đam mê của những người yêu thơ ca.
(Tiết mục văn nghệ Mừng Đảng mừng xuân)
Đêm
thơ Nguyên tiêu được tổ chức vào Rằm tháng giêng hàng năm, trở thành ngày hội
thơ và sân chơi giao lưu thơ bổ ích, ý nghĩa cho đông đảo các nhà thơ, văn nghệ
sĩ và nhân dân trong tỉnh. Đây cũng là dịp để các nhà thơ thể hiện tài năng,
sức sáng tạo và cống hiến cho đời những bài thơ hay gửi đến công chúng yêu văn
học nghệ thuật.
Đến dự đêm thơ, chúng tôi
thấy mình còn thiếu sót trong giảng dạy chương trình thơ địa phương vì chưa tìm
hiểu sâu về các nhà thơ của tỉnh nhà. Đêm thơ này thực sự có ý nghĩa, nó đã truyền
cảm hứng cho chúng tôi trong việc hướng dẫn, giúp các em học sinh cảm nhận sâu
sắc hơn về các tác phẩm thơ văn địa phương.
Trao đổi cùng chúng
tôi, Thầy Lê Thắm – Hội viên Hội
Văn học-Nghệ thuật Bình Phước , Hiệu
trưởng Trường THPT Nguyễn Du, tác giả
của bài thơ “Khát khao” được đọc trong đêm thơ Nguyên tiêu chia sẻ : “Nhìn số lượng người dự đêm thơ đông, tôi
thấy phấn khởi và muốn giới thiệu nhiều hơn, muốn đọc, muốn truyền nhiều hơn niềm
đam mê thơ của mình. Trong xã hội bộn bề này, tôi rất cảm ơn những người đã
nhẫn nại yêu thơ và “chịu đựng” cùng thơ”
Một chút ngậm ngùi trong cảm xúc của chúng tôi
!
Hãy yêu thơ để cho đời
thêm thơ !
Tác giả bài viết: Trương Thị Lệ Duyên