Báo cáo quá trình xây dựng Trường học thông minh tại trường THPT Đồng Xoài từ năm 2011 đến nay và kế hoạch trong thời gian tới
SỞ GD&ĐT BÌNH PHƯỚC
TRƯỜNG THPT ĐỒNG XOÀI
BÁO
CÁO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH
TẠI
TRƯỜNG THPT ĐỒNG XOÀI TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY
VÀ KẾ HOẠCH ĐẾN NĂM 2025
1. Định hướng chiến lược trong việc xây dựng
Trường học thông minh
Thực hiện chức năng quản lý, Hiệu trưởng nhà trường đã xây
dựng Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011 - 2015 tầm nhìn
2025 với mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2013, nắm bắt kịp
thời xu thế phát triển giáo dục, Hiệu trưởng đã điều chỉnh, bổ sung chiến lược
trong đó xác định mục tiêu hội nhập quốc tế; về định hướng và giải pháp thì chú
trọng nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, từ năm học 2018 - 2019 đã thí điểm
dạy “song ngữ Việt - Anh” ở một số lớp; tăng cường dạy nghề, kỹ năng sống; tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý, dạy học và
giáo dục. Đến tháng 3/2019 Kế hoạch chiến lược nhà trường tiếp tục được bổ
sung, điều chỉnh và phát triển thành Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2015 - 2020
tầm nhìn 2030 trong đó bổ sung 2 mục tiêu chiến lược quan trọng đó là xây dựng
nhà trường trở thành Trường học thông minh giai đoạn 2019 - 2023 và thực hiện
kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế giai đoạn 2025 - 2030. Kế hoạch chiến
lược của nhà trường đã được Sở GD&ĐT phê duyệt (đính kèm báo cáo này).
2. Sự chuẩn bị và kết quả xây dựng Trường
học thông minh của nhà trường trong thời gian qua và kế hoạch thực hiện trong
thời gian tới.
Qua nghiên cứu các nguồn tài liệu cũng như các
mô hình Trường học thông minh đã được xây dựng ở các nước Hoa Kỳ, Phần Lan,
Malaysia, Singapore và một số tỉnh ở Việt Nam, nhà trường lựa chọn xây dựng
Trường học thông minh với 7 đặc điểm được xác định theo Báo cáo của Ủy ban
Trường học thông minh New York năm 2014, đó là:
(1) Cung cấp và mở rộng
học tập trực tuyến;
(2) Sử dụng công nghệ
biến đổi để cung cấp các hướng dẫn phù hợp với khả năng và nhu cầu cụ thể của
từng học sinh;
(3) Kết nối mọi trường
học với băng thông rộng, tốc độ cao bằng cách sử dụng các tiến bộ và ứng dụng
công nghệ;
(4) Mở rộng kết nối lớp
học với các nguồn mở ngoài nhà trường;
(5) Đảm bảo các thành
viên của tập thể sư phạm hội nhập thành công công nghệ vào giảng dạy và học tập
để phát triển liên tục nghề nghiệp;
(6) Tập trung vào các kĩ
năng STEM trong dạy học và giáo dục;
(7) Lãnh đạo và quản lý
hiệu quả dựa trên nền tảng công nghệ và năng lực công nghệ.
Trên cơ sở đó, nhà trường đã lên kế hoạch
thực hiện và chuẩn bị về mọi mặt từ việc xây dựng Kế hoạch chiến lược, trang bị
cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ đến ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông hiệu quả trong tất cả các hoạt động của nhà trường. Hiện nay, nhà trường
đã chuẩn bị mọi điều kiện và sẵn sàng tăng tốc xây dựng thành công Trường học
thông minh giai đoạn 2019 - 2023.
Quá trình xây dựng Trường học thông minh tại
trường THPT Đồng Xoài đã và sẽ tiếp tục được thực hiện với các nội dung chủ yếu
như sau:
Nội
dung
|
Nhà
trường đã thực hiện
|
Kế
hoach thực hiện trong thời gian tới
|
Trang
bị cơ sở vật chất để ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông
|
-
Môi trường học tập, giáo dục Thân thiện - Hiện đại - An toàn với đầy đủ các
khu vực học tập, vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khoẻ, thể chất.
-
Phòng học được xây dựng kiên cố, thoáng mát, phù hợp để tổ chức dạy học 1
ca/ngày cho 1.100 HS theo phương pháp mới (số lượng HS hiện tại là 1.400HS,
trong các năm tới sẽ tiếp tục tăng).
- Đã trang bị Hệ thống internet băng thông rộng (cáp quang
Ftruyền thôngH) tốc độ đường truyền đảm bảo tốt, phủ sóng wifi toàn trường.
-
Nhà trường có website hoạt động hiệu quả.
-
100%
phòng học cơ bản đáp ứng các tiêu chí của phòng học thông minh; trong phòng
học đã được trang bị bảng tương tác thông minh; hệ thống âm thanh, sánh sáng;
đường truyền internet, máy tính để bàn, ...
-
Đã có Hệ
thống camera với khoảng 80 mắt gắn khắp khu vực trong trường và ngoài cổng
trường.
- Có màn hình LED gần 300
inch.
- Hệ thống âm thanh, ánh
sáng, hệ thống loa điều hành.
- Báo giờ tự động.
- Hệ thống cung cấp nước
uống tự động miễn phí toàn trường với 10 máy lọc nước Super – 9F, tiêu chuẩn
Châu.
- Các phần mềm chuyên dụng đã được nhà trường sử dụng tuỳ
theo đặc thù công việc: Quản lý điểm, Quản lý GV-HS, Quản lý tài sản, Quản lý
thiết bị, Quản lý tài chính, Các phần mềm hỗ trợ dạy học theo đặc thù bộ môn,
Phần mềm mô phỏng, Phần mềm hỗ trợ thực hành, Phần mềm ảo trong dạy học, phần
mềm trộn đề và chấm thi trắc nghiệm, phần mềm nhận diện bằng vân tay hoặc
khuôn mặt, ...
|
- Ký hợp đồng hợp tác với VNPT Bình Phước
đảm bảo cho các hoạt động của nhà trường ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông (nội dung cụ thể được thể hiện trong hợp đồng).
- Tham mưu, đề nghị các cấp có thẩm quyền
đồng ý xây dựng thêm cho nhà trường 15 phòng học.
- Bảo trì, nâng cấp các hạng mục cơ sở vật
chất, thiết bị thông minh sẵn có;
- Trong năm 2019, 2020 đầu tư và hoàn thiện
các hạng mục cơ sở vật chất sau:
+ Hệ thống máy tính điều hành trong các
phòng học với đầy đủ các phần mềm quản lý dạy học và phần mềm hỗ trợ dạy học
(hiện nay mới trang bị được 50%).
+ Kết nối bộ nút bấm trả lời trắc nghiệm và
tương tác giữa HS-GV trong các phòng học
+ Trang bị máy điểm danh nhận diện bằng vân
tay hoặc khuôn mặt cho HS.
+ Tiếp tục trang bị, mua sắm các phần mềm
tiện ích trong quản lý; các phần mềm hỗ trợ dạy học
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể để trang bị, bổ
sung làm đa dạng và phong phú nguồn CSDL dùng chung của nhà trường.
+ Trang bị máy tính bảng phục vụ cho thi,
kiểm tra online (khoảng 200 cái)
+ Từng bước hoàn thiện trang bị đầy đủ
phòng học thông minh.
|
Chuẩn
bị đội ngũ
|
-
100% CBQL được đào tạo chính quy về Quản lý giáo dục; năng động, sáng tạo,
dám đổi mới, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Ban giám hiệu sử dụng
công nghệ thông tin trong tất cả các hoạt động lãnh đạo, quản lý và điều
hành.
-
100% CB-GV-NV có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, ứng dụng được
công nghệ thông tin và truyền thông trong học tập và công tác.
-
100% giáo viên biết khai thác và sử dụng hiệu quả các thiết bị thông minh
được trang bị, biết ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông vào dạy học,
giáo dục.
- Dẫn đầu toàn Tỉnh về số lượng và chất lượng giáo viên
dạy giỏi và giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp Tỉnh.
- 8 CB-GV có trình độ thạc sĩ.
- Các tổ trưởng và tổ phó chuyên môn đã được định hướng,
bồi dưỡng, tự bồi dưỡng năng lực dạy học song ngữ Việt Anh.
- CB-GV-NV có kỹ năng tìm kiếm thông tin và tự học thông
qua mạng internet.
|
- Tiếp tục đào tạo GV, tập trung vào các năng lực sau:
+ 100% GV có năng lực thiết kế bài giảng e-learning và
thường xuyên áp dụng bài giảng e-learning trong dạy học, giáo dục.
+ Ứng dụng hiệu quả các phần mềm phù hợp với đặc trưng bộ
môn trong dạy học; Sử dụng thành thạo và khai thác hiệu quả các tính năng của
bảng tương tác thông minh trong dạy học, giáo dục.
+ 100% CB-GV-NV đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông
tin mức cơ bản trở lên và đạt chuẩn về trình độ Tiếng Anh
+ Đào tạo, bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học song ngữ và
kỹ năng tổ chức dạy học STEM
+ Phát triển năng lực tư vấn, hỗ trợ học
tập thông minh cho HS
|
Ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác quản lý và điều hành
|
- Công tác điều hành thực hiện hoàn toàn qua hệ thống
website, email trường, email tổ, nhóm và email cá nhân.
- Triển khai hệ thống quản lý hành chính điện tử (văn bản
đi, văn bản đến, giao việc, kế hoạch, ...).
- Thư viện điện tử
- Thông tin đội ngũ, HS được cập nhật và khai thác trên
hệ thống dữ liệu dùng chung của ngành
- Quản lý quá trình học tập, rèn luyện của HS thông qua
phần mềm vnEdu
- Xếp TKB online
- Sử dụng các phần mềm quản lý: tài chính, tài sản, thư
viện, ...v.v
- Quản lý, giám sát nhà trường qua hệ thống camera ngoài
sân trường, cổng trường, các khu vực trọng yếu trong trường và trong từng
phòng học.
- Sử dụng sổ điểm điện tử, phiếu liên lạc điện tử.
- Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong tất cả các công việc của nhà trường nhằm giảm thiểu tối đa nhân lực,
tài lực, đảm bảo sự khách quan, công bằng.
- Điểm danh GV thông qua nhận diện khuôn mặt hoặc vân tay
|
- Hợp đồng liên kết với thư viện Quốc gia nhằm đa dạng
hoá các chức năng của thư viện điện tử
- Tích hợp phần mềm vnEdu với phần mềm MC TEST để thực
hiện kiểm tra trực tuyến trên máy tính toàn trường.
- Thực hiện điểm danh CB-GV-NV và HS toàn trường bằng vân
tay hoặc khuôn mặt; tích hợp phần mềm điểm danh với phần mềm quản lý đội ngũ,
tích hợp điểm danh với phần mềm quản lý HS vnEdu.
- Sử dụng chữ ký điện tử
- Có hệ thống điều hành điện tử thông minh phục vụ quản
lý, giám sát, phân tích các thông tin hoạt động của nhà trường
- Triển khai sử dụng đa dạng hồ sơ điện tử (sổ điểm, sổ
liên lạc, học bạ, sổ đăng bộ, ...) phục vụ công tác quản lý và lưu trữ.
- Phát triển dịch vụ công trực tuyến cơ bản: Đăng ký
tuyển sinh 10; CMHS nhận thông tin về quá trình học tập, rèn luyện của HS;
CMHS đăng ký nghỉ học cho con; CB-GV-NV đăng nghỉ phép; HS đăng ký tham gia
các hoạt động ngoại khoá, tham gia các câu lạc bộ trong nhà trường, ...v.v.
|
Ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông để đổi mới nội dung, phương pháp
dạy, học và kiểm tra đánh giá
|
- Xây dựng một số dữ liệu dùng chung trong dạy học như:
giáo án điện tử, bài giảng điện tử, ngân hàng đề kiểm tra, đề thi, tài liệu
học tập, ...v.v
- 100% GV ứng dụng được công nghệ thông tin và truyền
thông ở mức cơ bản trong dạy, học; trong đó hơn 30% GV có thể ứng dụng ở mức
thành thạo, sử dụng đa dạng các phần mềm hỗ trợ dạy học, khai thác hiệu quả
tất cả các thiết bị thông minh trong phòng học phục vụ cho đổi mới phương
pháp dạy, học.
- Trên 60% số tiết học trong nhà trường có sử dụng công
nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm dạy học.
- 100% các bài kiểm tra từ 45 phút trở lên được thực hiện
chung toàn trường. Đề thi và chấm thi do bộ phận văn phòng thực hiện hoàn
toàn trên máy tính, đảm bảo sự công bằng trong kiểm tra, đánh giá.
- 5/33 lớp trong nhà trường đã được làm quen với cách dạy
học song ngữ Việt - Anh.
|
- Tiếp tục mở rộng xây dựng nguồn dữ liệu
dùng chung, bao gồm: thông tin về nhà trường, CB-GV-NV-HS-CMHS; thông tin về
kết quả học tập và rèn luyện của học sinh; các nguồn dữ liệu học tập (bài
giảng điện từ, ngân hàng đề kiểm tra, đề thi, tài liệu học tập, ...v.v).
- 100% các tiết học trong nhà trường phải
được ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, trong đó phải sử dụng hiệu quả
bảng tương tác thông minh và các phần mềm quản lý dạy học.
- Năm học 2020 - 2021: thực hiện dạy học
song ngữ ở tất cả các lớp có đủ điều kiện và nhu cầu.
- Thực hiện kiểm tra online toàn trường
- Mở rộng dạy - học trực tuyến
- Kết nối trường học để dạy học trãi
nghiệm, sáng tạo.
|
Với sự chuẩn bị chu đáo của tập thể sư phạm
nhà trường đã được trình bày ở trên, cùng với sự quan tâm của các cấp chính
quyền địa phương, của Sở GD&ĐT Bình Phước, sự ủng hộ về mọi mặt của CMHS,
Cựu học sinh và toàn xã hội, tập thể CB-GV-NV-HS trường THPT Đồng Xoài tự tin
và có đủ cơ sở để xây dựng thành công Trường học thông minh trong giai đoạn
2019 - 2023.
3. Một số đề xuất, kiến nghị đối với các cấp
lãnh đạo
- Thuận chủ trương cho trường THPT Đồng Xoài
được thực hiện xây dựng Trường học thông minh. Phê duyệt đề án để làm cơ sở cho
việc triển khai thực hiện đề án;
- Thuận chủ trương và tạo điều kiện để nhà
trường thực hiện tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính theo
tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2016, nay là Nghị định
16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính Phủ quy định cơ chế tự chủ
của các đơn vị sự nghiệp công lập có thu;
- Thuận chủ trương và tạo điều kiện xây thêm
cho nhà trường 15 phòng học lý thuyết ngay tại khuôn viên hiện tại của nhà
trường để đáp ứng nhu cầu của con em nhân dân thành phố Đồng Xoài được học tập
tại trường THPT Đồng Xoài - Trường học thông minh trong thời gian tới.
HIỆU TRƯỞNG